Bột sắn dây là một loại thức uống dân dã và quen thuộc đối với con người trong mùa hè với chức năng chính là giải nhiệt tốt cho cơ thể con người. Ngoài ra bột sắn dây còn được dùng như vị thuốc chữa trị cảm nắng, nhiệt miệng, mụn nhọt... và sốt cao rất hiện nghiệm.
Sơ qua về sắn dây
Sắn dây là loài cây thuộc loại dây leo có thể sống lâu năm với lá kép gồm ba lá chét xẻ thùy hoặc mọc so le. Ở kẽ lá là hoa mọc ra theo hình chùm có nhiều hoa mà tím xanh, quả giáp dẹt màu vàng nhạt có lông và thắt lại giữa các hạt. Rễ là bộ phận phát triển mạnh ở sắn dây và tạo thành củ sắn dây và từ đây người dân chế biến thành bột sắn dây.
Củ sắn dây còn được gọi là cát căn và được sử dụng làm thuốc từ xa xưa bên Trung Quốc.
Vị thuốc Cát căn là rễ của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth) thuộc họ Cánh bướm (Papilionaceae). Vị ngọt nhạt tính mát (có tài liệu nói vị ngọt cay tính bình, qui kinh Tỳ Vị).
Lá và hoa sắn dây ta thực tế
Công dụng của sắn dây
Theo y học từ cổ truyền Trung Quốc thì sắn dây có vị ngót ngọt, tính chất bình lành lặn với công dụng chính là giả nhiệt, giải biểu, tác dụng chữa cảm mạo, khát nước, sinh tân dịch, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, mụn nhọt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt.
Theo nghiên cứu hiện nay thì sắn dây có rất nhiều công dụng như: giải nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, chống rối loạn nhịp tim, trị mụn, khả năng chống lão hóa, giải độc ... Và hiện sắn dây còn được sử dụng cho làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.
>>> Đọc thêm: Có nên uống bột sắn dây vào buổi tối
Sắn dây được sử dụng như bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, nhiệt miệng, nóng trong người, khát nước ... và mụn nhọt. Củ sắn dây có thể ăn trực tiếp hay nấu chín, bột sắn dây được sử dụng để tích trữ lâu dài cũng có thể pha uống hoặc nấu chín.
Củ sắn dây tươi mang luộc ăn rất mát và ngon miệng
Một vài những ứng dụng lâm sàng của sắn dây mà chúng ta cần biết:
1. Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy
Sài cát giải cơ thang: sài hồ 4g, cát căn 8 - 12g, khương hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, cam thảo 2g, cát cánh 4 - 8g, thạch cao 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả sắc nước uống.
2. Chữa chứng nhiệt tả:
Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: cát căn 12 - 20g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
3. Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều:
Thăng ma 6 -10g, cát căn 8 - 16g, thược dược 8 -12g, chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang hoặc có thể dùng bài: cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 8g, thuyền thoái 4g, liên kiều 12g, uất kim 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
4. Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
Cát căn 16 - 20g, mạch môn 12 - 16g, sa sâm 12g, ngũ vị tử 6 - 8g, khổ qua 12g, thạch hộc 12g, đơn bì 12g, thỏ ty tử 12g, cam thảo 3g sắc nước uống.
5. Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1:
Dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.
6. Trị bệnh mạch vành:
Do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ.
7. Trị điếc đột ngột mới mắc:
Do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác.
8. Ngoài ra còn dùng:
+ Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều mồ hôi ngứa.
+ Giã lá sắn dây vắt nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn.
+ Hoa sắn dây giải độc say rượu.
Theo: https://www.botsandaylangen.com/